Hướng dẫn cách chơi bài Tứ Sắc cực dễ giúp bạn loại bỏ mọi đối thủ
- 1. Tìm hiểu về bài Tứ Sắc
- 1.1. Nhóm bài hợp lệ
- 1.2. Nhóm bài có tên đặc biệt
- 2. Cách chơi bài Tứ Sắc chi tiết cho người mới
- 2.1. Cách chia bài Tứ Sắc
- 2.2. Hướng dẫn chơi bài Tứ Sắc khi Vào bài
- 2.3. Cách đánh bài Tứ Sắc – Bài tới
- 2.4. Bài bụng
- 3. Luật chơi bài Tứ Sắc chuẩn
- 3.1. Luật Ăn Quân Đặc biệt
- 3.2. Luật Đền
- 4. Hướng dẫn cách tính điểm thắng thua trong cách chơi Tứ Sắc
Tìm hiểu về bài Tứ Sắc
Không giống như các trò chơi bài khác, Tứ Sắc không sử dụng bộ bài Tây để chơi mà thay vào đó mà một bộ bài riêng. Các lá bài trên bộ bài này thường có hình chữ nhật dài và thường được làm từ chất liệu bìa cứng được gia công tráng bóng. Trên bề mặt không có đánh số mà thay vào đó chỉ có những kỹ tự chữ Hán. Chính vì thế, người chơi muốn tham gia vào trò chơi này buộc phải tìm hiểu về bộ bài thì mới có thể thuận lợi đánh chén.

Một bộ bài chơi đánh Tứ Sắc sẽ có tổng cộng 112 lá bài chia thành 17 đạo quân và 7 cấp là Tướng – Sĩ – Tượng – Xe – Pháo – Mã. Mỗi đạo quân như thế lại có 16 lá bài chia thành 4 màu: 4 quân màu xanh, 4 quân màu đỏ, 4 quân màu vàng, 4 quân màu trắng. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến cái tên Tứ Sắc khi chơi trò chơi bài thú vị này.
Nhóm bài hợp lệ
Khi chơi bài Tứ Sắc người chơi sẽ ghép các lá bài trong tay bài của mình và những lá bài chung thành những nhóm bài hợp lệ. Các nhóm bài này cụ thể như sau:
- Bài đơn: Một con tướng.
- Bài đôi: 2 lá giống nhau về cấp bậc và màu sắc.
- Bộ 3: Bộ 3 lá bài co cấp bậc và màu sắc giống nhau. Cụ thể:
- 1 bộ ba lá Tướng – Sĩ – Tượng cùng màu với nhau.
- 1 bộ 3 lá Xe – Pháo – Mã cùng màu.
- 1 bộ 3 lá chuột khác màu.
- Bộ 4: Tương tự trên, bộ 4 hợp lệ gồm 4 con bài đồng cấp và cùng màu với nhau. Hoặc một bộ gồm 4 lá chuột có thể khác màu với nhau vẫn được tính là hợp lệ.
Nhóm bài có tên đặc biệt
Ngoài những nhóm bài trên, khi chơi đánh Tứ Sắc người chơi cũng có thể kết hợp các lá bài theo nhiều kiểu khác nhau. Đây sẽ là những kiểu bài đặc biệt với tên gọi cũng đặc biệt không kém. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong phần viết dưới đây nhé!
- Quàn: Người chơi có tay bài Quàn khi bốc được 4 lá bài giống nhau ngay từ lần bốc đầu tiên. Khi bạn có Quàn bắt buộc phải lật ngửa ra để cả làng kiểm chứng. Nếu giấu Quàn bị phát hiện sẽ phải chịu phạt.

- Khạp: Giống như Tứ Quý và Sám cô, Khạp được xem là “giải an ủi” khi người chơi bốc được 3 lá bài giống nhau trong lần bốc đầu tiên. Nếu bạn sở hữu Khạp trong tay thì buộc phải trình cho mọi người trong bàn chơi biết mình đang có bao nhiêu Khạp. Nếu bạn chơi đánh Tứ Sắc online thì số lượng Khạp này sẽ được cập nhật tự động bằng những đốm vuông nhỏ trên mà hình để người chơi khác theo dõi.
- Khui: Khi người chơi nào đó đang có Khạp và may mắn ăn được thêm một con bài nữa để tạo thành Quàn hoàn chỉnh thì được gọi là Khui. Có nghĩa là bạn cũng tạo thành tay bài Quàn, tuy nhiên thay vì một phát ăn ngay thì bạn phải chờ thời để ăn lá cuối còn thiếu.
Cách chơi bài Tứ Sắc chi tiết cho người mới
Hiện nay chơi Tứ Sắc hầu như chỉ còn lại các bậc cha, chú ở khu vực miền Bắc là còn lưu giữ. Những tay bài trẻ dường như rất khó để nắm bắt được cách chơi của trò đánh bài này. Chính vì thế, nếu bạn muốn tạo một bàn chơi đánh Tứ Sắc thì cần phải học hỏi khá nhiều về cách chơi thì mới có thể đánh được bài này. Trong phần viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách chơi chi tiết Tứ Sắc cho người mới nhập môn nhé!
Cách chia bài Tứ Sắc
Không giống như các trò chơi bài với bộ bài Tây thông thường, cách chia bài khi chơi đánh Tứ Sắc rất đặc biệt. Cụ thể như sau:
- Số lượng lá bài cho mỗi lần chơi: Khi chơi bài Tứ Sắc mỗi người sẽ được chia cho tổng cộng 20 lá bài. Riêng người cần Cái đi trước sẽ được chia thêm 1 lá nữa là thành 21 lá bài trên 1 tay.
- Vòng chia: Cách chia bài Tứ Sắc cũng lần lượt theo vòng thuận chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, khi chia bạn sẽ chia cho một người dứt điểm rồi mới đến người khác.
- Cách chia: Khi chia bài Tứ Sắc sẽ có 2 phần.
- Phần thứ nhất là bài Tẩy. Đối với bài Tẩy bạn chia úp, bài của người nào thì người ấy biết.
- Phần thứ 2 là phần bài Chung. Đối với phần bài này người chia sẽ để ngửa để mọi người trong bàn chơi cùng xem. Mỗi người sẽ có 4 cửa, trong mỗi cửa như vậy sẽ có 5 lá.

Kết thúc vòng chia cho tất cả người chơi trên bàn đều có bài mà vẫn còn dư thì những lá bài này sẽ được để nguyên cọc đồng thời đặt ở giữa bàn chơi để làm bài nọc. Tất cả những người chơi trên bàn đều có thể rút bài nọc trong lượt chơi của mình.
Hướng dẫn chơi bài Tứ Sắc khi Vào bài
Để bắt đầu ván chơi người cầm 21 lá bài sẽ là người đầu tiên hành động. Người đi bài sẽ tính toán bỏ một lá bài trong tay bài của mình xuống chiếu. Lá bài này thường là lá bài tỳ hay còn được gọi là rác, những lá bài lẻ yếu không thể kết hợp thành các tay bài để chơi.
Sau khi người ngồi đầu đánh đi lá bài của mình thì người tiếp theo sẽ hành động. Người đánh tiếp theo sau lượt đánh của nhà Cái chính là người ngồi phía bên tay phải của nhà Cái. Bắt đầu từ lượt chơi của người thứ 2 này sẽ có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp người chơi không ăn được bài
Nếu lá bài tỳ của người chơi trước đánh xuống không kết hợp được với tay bài trên tay của mình thì người chơi thứ 2 này sẽ không thể ăn được lá bài tỳ đó. Lúc này người chơi thứ 2 nầy sẽ phải bốc thêm một lá bài mới từ cọc bài nọc để chơi. Nếu người chơi vẫn không có bài để ăn tiếp lá bài nọc này thì phải bỏ lượt cho người sau chơi.
Trường hợp người chơi ăn được bài
Nếu tay bài của người chơi có thể liên kết được với lá bài tỳ của người trước thì sẽ lấy lá bài đó. Đồng thời bỏ xuống chiếu một lá bài tỳ khác để tiếp tục vòng chơi cho người tiếp theo.

Những người chơi sau sẽ nối tiếp các chuỗi hành động như trên cho đến khi ván bài kết thúc.
Cách đánh bài Tứ Sắc – Bài tới
Cách đánh bài Tứ Sắc có nhiều nét tương đồng với cách chơi của bài Phỏm ( Tá lả) của miền Bắc. Tuy nhiên, khác với Phỏm, khi chơi đánh Tứ Sắc bạn sẽ có những quy định tới bài rất khác. Bài tới trong khi chơi Tứ Sắc sẽ có 2 trường hợp sau:
Trường hợp tới bài Chẵn
Một người chơi được xem là tới bài chẵn khi khi chỉ còn lại một cửa trống và chỉ cần đợi Tướng vào nữa thôi là tới. Lá bài Tướng này có thể là do người chơi tự bốc được trong cọc bài Nọc hoặc ăn được lá bài Tướng từ tỳ của người chơi khác.
Đồng thời khi tới bài chẵn nếu bạn đã có 2 lá bài của bộ chẵn mà người chơi trước đánh ra kết hợp được với tay bài của mình tạo thành bộ thì cũng có thể được công nhận tới bài hợp lệ. Trong đánh Tứ Sắc, người nào có lá bài chẵn lớn hơn thì được quyền ăn quân của người chơi còn lại để giành lấy chiến thắng tuyệt đối.
Trường hợp chờ tới bài hết rác
Khi một người chơi nào đó trong bàn đã kết hợp được hết các lá bài trong tay mình thành các bộ thì cũng được xác nhận là tới bài. Trong trường hợp tới bài do hết rác này sẽ không phân biệt bài chẵn hay bài lẻ. Tuy nhiên, để được công nhận thì người chơi buộc phải ngả bài cho tất cả mọi người cùng kiểm chứng. Nếu quả thật đã kết hợp hợp lệ tất cả các lá bài rác thì sẽ được tính là tới bài và là người chiến thắng trong ván chơi.

Bài bụng
Bài bụng là một thuật ngữ chỉ tình huống người chơi sở hữu bộ 4 con nguy hiểm là Xe – Pháo – Mã – Mã, Xe – Xe – Pháo – Mã, Xe – Pháo – Pháo – Mã. Đây là những nhóm bài được xem là nguy hiểm khi chơi bài Tứ Sắc. Nếu người chơi không đủ khéo léo, kinh nghiệm thì việc thua bài là chuyện rất dễ xảy ra. Nếu bạn gặp được trường hợp này thì có thể thao khảo các cách tháo dây dưới đây nhé!
Nếu bạn đang có bộ bài bụng cách chơi Tứ Sắc đúng đắn nhất là bạn dùng 2 con lẻ để ăn. Lúc này 2 con cùng cặp còn lại sẽ thành một bộ chẵn. Ví dụ:
- Bạn đang có bộ 4 lá Xe – Xe – Pháo – Mã:
- Nếu bạn dùng 2 con Pháo và Mã để ăn bài, 2 con Xe còn lại sẽ hợp thành 1 cặp bài chẵn.
- Nếu bạn dùng 2 con Xe để ăn những con Xe đồng màu khác. Lúc này 2 con Pháo và Mã của bạn sẽ ngay lập tức trở thành con bài rác. Nếu bạn đánh một trong 2 con bài rác Pháo và Mã này đi mà bị người chơi khác ăn được thì bạn sẽ phải đền bài trong ván này.
- Nếu người chơi có đôi cộng màu, 2 con thấp khác màu thì có thể đánh ra 1 con Xe và giữ bộ Xe – Pháo – Mã lại.
- Lúc này người chơi đã có thể đánh đi rác và thu được 1 bộ 3. Cách chơi này còn được gọi là “tề bài” trong Tứ Sắc.
Luật chơi bài Tứ Sắc chuẩn
Bài Tứ Sắc được đánh giá là có phần luật lệ khá rối rắm và khắt khe vô cùng. Vì thế, người chơi nếu không nắm được các luật chơi này thì sẽ rất dễ bị “nổ banh xác”. Để hạn chế các trường hợp phạm luật và bị bắt đền làng khi chơi bài Tứ Sắc hãy đọc kỹ những thông tin cung cấp ngay trong phần viết dưới đây nhé!
Luật Ăn Quân Đặc biệt
Hoạt động chính trong các ván bài Tứ Sắc là ăn quân và thải bài rác. Mục đích là làm sao để mình có tay bài tròn đẹp nhất. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng ăn quân được. Ngoài những quy định về nhóm quân hợp lệ thì trong bài Tứ sắc còn có những luật ăn quân đặc biệt cần lưu ý. Trong bài Tứ Sắc có những thứ tự ăn quân ưu tiên mà bạn phải tuân thủ. Đó là những trường hợp như sau:
Ưu tiên cho người thắng
Ưu tiên cho người thắng: Người nào chỉ cần ghép quân bài tỳ vào là thắng thì người đó được ưu tiên đi trước dù chưa tới quận.

Ưu tiên cho Khạp
Ưu tiên cho Khạp: Người có Khạp được phép ăn trước lá bài tỳ để tạo Khui. Sau đó, quận chơi sẽ mới sẽ được bắt đầu lại từ chính người vừa ăn tỳ đó.
Không thêm rác
Nếu tay bài của người đó còn đúng 2 con rác thì không thể ăn đôi..
Ưu tiên cho đôi
Ưu tiên cho đôi: Trong bài Tứ Sắc luôn ưu tiên “chẵn đi trước lẻ bước sau“. Chính vì thế nếu người chơi nào có lá bài ghép với tỳ thành đôi thì có thể giành quyền đi trước. Tuy nhiên, trong lượt ưu tiên của đôi có một số ngoại lệ là:
Luật Đền
Luật đền là một điều mà bất cứ người chơi nào cũng cần lưu ý khi đến với bài Tứ Sắc. Để không phải trả giá đắt cho những sai lầm không đáng có người chơi cần nắm rõ và tránh những hành động sau đây:
- Phải đánh con bài xấu nhất trong tay bài của mình xuống làm bài tỳ. Các lá bài rác sau khi ăn tỳ cũng vậy. Nếu người chơi ào bị phát hiện không đánh con bài như vậy đi sẽ bị phạt. Mức phạt có thể là phải chung tiền cược thay cho những người chơi bài thua trong ván đó.
- Phải đánh bài đúng luật quy định. Mỗi sai phạm vào luật chơi bài Tứ Sắc đều phải trả giá bằng tiền hoặc rất nhiều tiền. Đôi khi còn nhiều hơn số tiền cược bị thua bài. Chính vì thế người chơi buộc phải học cách đánh bài Tứ Sắc chuẩn trước khi vào sòng.

- Không được phá bài, nhất là bài Khạp. Nếu như một người chơi ào đó bị phát hiện ra hành vi phá bài sẽ bị tính là gian lận và bị bắt đền làng.
Hướng dẫn cách tính điểm thắng thua trong cách chơi Tứ Sắc
Bây giờ chúng ta sẽ đến với phần thú vị và hồi hộp không kém trong quá trình đánh bài Tứ Sắc chính là tính điểm ăn tiền. Bài Tứ Sắc là một trò chơi đánh bài ăn tiền thế hệ đầu đấy nhé. Chính vì thế, cách tính điểm của trò chơi này cũng vô cùng vi diệu. Luật tính điểm ăn tiền trong cách đánh bài Tứ Sắc được quy định như sau:
Cách tính điểm
- Không nhận được lệnh: Đôi.
- Nhận 1 lệnh: Tướng, 3 con Khui.
- Nhận 3 lệnh: Khạp trên tay và bài tới.
- Nhận 4 lệnh: Bốn chốt khác màu.
- Nhận 6 lệnh: 4 con Khui.
- Nhận 8 lệnh: Quàn.
Lưu ý: Số lệnh cuối cùng của người chơi bao giờ cũng phải là số lẻ. Nếu tổng lệnh của bạn là một số chẵn thì có nghĩa là bạn đã chơi sai luật và bị “phạt nguội” chồng thêm tiền.

Cách tính tiền
Mỗi người chơi phải trả cho người thắng tiền cược theo công thức tính sau:
- Đối với người thắng thông thường: (3 + số lệnh) + 10.
- Đối với người thắng có Quàn hoặc Khui: (3 + số_lệnh)*2 + 10.
Trên đây là bài viết giới thiệu và hướng dẫn cách chơi bài Tứ Sắc chuẩn xác nhất dành cho tân thủ. Hy vọng với các thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn trải nghiệm game thú vị hơn. Chúc các bạn may mắn và nhanh chóng lên tay trở thành cao thủ bài Tứ Sắc đọ bài ăn tiền nhé!