Gametop88 - Chuyên Review Cổng Game Đổi Thưởng Online

Luật đánh Chắn và học cách đánh Chắn bịp Newbie nhất định phải biết

Thứ Tư, ngày 14/12/2022 - 10:38
5 / 5 của 1 đánh giá
Đánh Chắn được xem là trò chơi dân gian lâu đời và được nhiều người yêu thích. Trò chơi này thách thức người chơi bằng những luật lệ và cách đánh bài có phần phức tạp. Vậy nếu muốn học luật đánh Chắn thì làm như thế nào? Tham khảo bài viết sau đây của gamedoithuong247.com để có câu trả lời chi tiết nhất bạn nhé!

Tìm hiểu đôi nét về bài Chắn

Không chỉ riêng trò đánh Chắn, khi học chơi bất cứ trò nào, bạn cũng cần tìm hiểu sơ lược về nó trước. Vậy nên trước khi đi sâu vào luật đánh Chắn, bạn hãy tìm hiểu về bộ bài và các thuật ngữ được sử dụng trong trò đánh bài này.

Về bộ bài

Trước kia, nếu người chơi muốn học cách chơi Chắn, bạn cần mua bộ bài Tổ Tôm rồi bỏ bớt những quân bài không cần thiết là:

  • Hàng nhất có quân: nhất vạn, nhất văn, nhất sách
  • Hàng yêu: lão thang

Tuy nhiên, với sự phát triển của trò đánh Chắn, ngày nay trên thị trường đã có bộ bài dành riêng cho trò chơi này, bao gồm:

  • Hàng yêu ( Chi Chi ) gồm quân: 4 quân
  • 4 quân hàng nhị gồm quân: nhị vạn, nhị sách, nhị văn
  • 4 quân hàng tam gồm quân: tam vạn, tam sách, tam văn
  • 4 quân hàng tứ gồm quân: tứ vạn, tứ sách, tứ văn
  • 4 quân hàng ngũ gồm quân: ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn
  • 4 quân hàng lục gồm quân: lục vạn, lục sách, lục văn
  • 4 quân hàng thất gồm quân: thất vạn, thất sách,thất văn
  • 4 quân hàng Bát gồm quân: bát vạn, bát sách,bát văn
  • 4 quân hàng cửu gồm quân: cửu vạn, cửu sách, cửu văn
Tìm hiểu đôi nét về bài Chắn
Bộ bài sử dụng khi đánh Chắn

Tương tự như bộ bài Tổ Tôm nguyên thủy, bài Chắn cũng được chia thành phần chữ và phần hình. Để giúp người chơi ghi nhớ các quân bài dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng câu nói sau: “vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng”.

Các thuật ngữ cơ bản

Muốn học cách chơi và luật chơi Chắn, trước hết bạn cần nắm chắc những thuật ngữ trong trò chơi. Việc nắm được các thuật ngữ sẽ giúp người chơi tự tin và chủ động hơn trong mọi ván bài.

  • Chắn: 2 lá bài có số và chất giống nhau
  • Cạ: 2 lá bài có số giống nhau nhưng khác chất.
  • Què: Những lá bài lẻ không nằm trong chắn hoặc cạ.
  • Chì: Người chơi có quyền ưu tiên bốc bài và có quyền quyết định ăn hoặc nhường cửa dưới.
  • Ăn: Trường hợp người chơi có lá bài có thể hợp với quân bài dưới chiếu tạo thành Chắn hoặc Cạ thì bạn có thể ăn lá bài dưới chiếu.

Cách Ăn bài: người chơi lấy lá bài dưới chiếu đặt trước mặt rồi lật quân bài trên tay của bạn đè lên quân vừa ăn được.

  • Chiếu (Chíu): Trường hợp người chơi đang giữ 3 lá bài giống hệt nhau mà dưới chiếu xuất hiện 1 quân giống như 3 quân đó thì người chơi được quyền ăn quân bài, bất kể lá đó do ai Bốc hay Đánh, dù quân này đang nằm ở cửa khác hay do người khác đánh ra.
  • Trả cửa: Nếu người chơi Chiếu quân bài ở cửa của người chơi khác, người chơi cần phải Trả cửa bằng cách đánh xuống 1 lá bài thế chỗ cho quân bài mà bạn vừa Chiếu. Tiếp đó ván bài Chắn tiếp tục bình thường.
  • Ù: Là mục tiêu mà tất cả người chơi hướng đến. Thuật ngữ này nói đến trường hợp người chơi có 19 lá hợp với 1 lá mới bốc ra từ nọc thành 10 bộ (Chắn hoặc Cạ). Trong đó, tay bài bắt buộc có ít nhất 6 Chắn (1 Chíu thì sẽ được tính tương đương với 2 Chắn).
  • Ù đè: Trường hợp này chỉ 2 người chơi cùng chờ Ù 1 quân. Người nào ngồi ở vị trí gần cửa bài được bốc lên nhất (tính theo vòng ngược chiều kim đồng hồ) thì được ưu tiên ù.

Cách đánh bài Chắn chuẩn cho tân thủ

Sau khi tìm hiểu sơ lược về trò đánh Chắn, người chơi cần học cách đánh bài Chắn chuẩn để sẵn sàng nhập cuộc. Cách chia bài như thế nào? chọc nọc bốc cái ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

Chia bài

Theo luật đánh Chắn, một ván bài sẽ có từ 2 đến 4 người chơi tham gia. Khi ván bài Chắn được bắt đầu, mỗi thành viên được phát 19 quân bài. Những lá bài Chắn dư lại được gọi là Nọc sẽ đặt giữa bàn chơi.

Về cách chia bài, luật đánh Chắn quy định chúng ta sẽ có 2 người chia. Cụ thể, cách chia bài Chắn được thực hiện như sau:

  • 2 người chia, mỗi người chia lấy nửa bài rồi chia thành 5 phần, úp lá bài xuống.
  • Trong 10 phần vừa chia, chúng ta chọn một nửa làm bài chung, còn lại đem bỏ
  • Người thắng ván bài trước chọn nọc.
Về bộ bài
Cách chia bài khi chơi đánh Chắn

Chọn nọc, bốc cái

Muốn hiểu và nắm được luật đánh Chắn, người chơi cần hiểu khái niệm bốc cái. Để bốc cái, người giành phần thắng ở ván trước sẽ bỏ 5 lá bài thừa vào 1 phần bài bất kỳ để làm nọc. Sau đó, người chơi rút 1 quân bất kỳ trong nọc, lật ngửa quân bài này vào 1 phần bài ngẫu nhiên trong 4 phần còn lại. Phần bài này sẽ được gọi là bài cái, còn quân lật ngửa là quân Cái.

Việc bốc cái giúp chúng ta xác định người chơi nào được phần bài nào và người đánh đầu tiên là ai, cụ thể như sau:

Từ quân cái, chúng ta xác định được 1 số (chi là 1, nhị là 2, tam là 3,..). Chúng ta bắt đầu đếm từ người bốc cái là 1, lần lượt từ trái sang phải, người tiếp theo là 2, tiếp nữa là 3,… số quân cái dừng ở người nào, người đó được cái và đi đầu tiên.

Chắn, cạ, ba đầu, què

Trong luật đánh Chắn, khái niệm chắn, cạ, ba đầu và què được hiểu như sau:

  • Chắn: Dùng để chỉ 2 lá bài giống nhau, ví dụ như: 2 quân chi chi
  • Cạ: Dùng để chỉ 2 lá bài có số giống nhau nhưng khác chất, ví dụ: 2 quân nhị vạn, nhị văn.
  • Ba đầu: Dùng để chỉ 3 quân có số giống nhau nhưng chất khác nhau, ví dụ 3 đầu cửu như cửu vạn, cửu văn, cửu sách.
  • Què: Sau khi nhận được bài, người chơi sẽ xếp lại bài cho dễ nhìn. Thông thường, Chắn được xếp trước, sau đó xếp cạ và cuối cùng là ba đầu. Những lá bài lẻ, gọi là què xếp ngoài cùng. Những lá bài này thường được ăn hoặc đánh đi để thêm Chắn/cạ để tròn bài hay ù ván.
Các thuật ngữ cơ bản
Thuật ngữ Chắn, cạ, ba đầu, què

Đánh bài

Vòng đánh Chắn được đánh từ phải qua trái. Trong lượt của mình, người chơi có thể thực hiện các thao tác: đánh, bốc nọc, ăn, dưới, chíu, trả cửa, ù. Cụ thể cách đánh Chắn được quy định như sau:

  • Người chơi đánh một quân bài (đánh ngửa) xuống chiếu, phía tay phải.
  • Cửa là khoảng trống ở giữa 2 người chơi ngồi cạnh nhau.
  • Cửa chì nằm ở phía bên phải, cửa trên nằm ở phía bên trái.
  • Bên phải của người này là bên trái của người chơi kia.

Tìm hiểu luật đánh Chắn

Luật đánh Chắn nhìn chung khá phức tạp. Tuy vậy, bạn chỉ cần nắm được những điểm cốt lõi sau đây là sẽ biết cách chơi Chắn một cách sành sỏi nhất.

Các ràng buộc với bài trên tay

Luật đánh Chắn với ràng buộc với bài trên tay được quy định như sau:

  • Ăn treo tranh: Người chơi có thể ăn được thành Chắn nhưng chỉ ăn cạ. Ví dụ, trên tay bạn có cửu vạn, cửu văn, ăn cửu vạn. Đáng ra bạn nên hạ Chắn cửu vạn nhưng lại xuống cửu văn thành cạ [cửu văn, cửu vạn].
  • Có thể Chíu nhưng chọn ăn thường: Bạn có 3 quân cửu vạn, bốc được cửu vạn, đáng ra phải chíu thì lại chỉ hạ 1 quân cửu vạn xuống ăn thường.
  • Ăn chọn cạ: Người chơi chọn một lá trong cạ để ăn. Ví dụ như Cạ [cửu vạn, cửu văn], lấy cửu vạn ăn cửu sách.
  • Ăn cạ chuyển chờ: Người chơi ăn cạ nhờ ù bài. Ví dụ, có nhiều hơn hoặc bằng 5 Chắn, chỉ què cửu vạn, không có ba đầu, ăn cửu văn bằng cửu vạn.

Chú ý: Trường hợp người chơi đang chờ ù ba đầu cửu, lại lấy cửu vạn ăn cửu văn thì sẽ mắc lỗi treo tranh. Hoặc nếu cửu văn là lá bốc từ nọc ra thì người chơi mắc lỗi bỏ ù.

  • Có Chắn cấu cạ: Người chơi ăn cạ bằng cách lấy 1 lá trong Chắn có sẵn. Ví dụ như, bạn có Chắn cửu vạn, không có cửu văn thì lấy cửu vạn ăn cửu văn.

Ràng buộc với quân đã bỏ không ăn

Luật đánh Chắn với những quân đã bỏ không ăn được quy định cụ thể như sau:

  • Bỏ chắn ăn Chắn: Trước đó, bạn đã bỏ qua nhưng sau đó lại muốn ăn lại chắn đó.
  • Bỏ chắn ăn cạ: Người chơi chọn một quân bài mà mình muốn ăn chắn nhưng sau lại chuyển sang ăn cạ
  • Bỏ cạ ăn cạ: Người chơi lấy 1 quân bài mà trước đó đã bỏ ăn cạ.
  • Bỏ chắn đánh chắn: Người chơi bỏ ăn một quân nhưng sau lại đánh đúng quân đó

Ví dụ: Ở vòng chơi trước, bạn đã bỏ ăn cửu vạn nhưng sau lại:

    • Lấy cửu vạn ăn cửu vạn là mắc lỗi 6
    • Lấy cửu vạn ăn cửu văn là mắc lỗi 7
    • Lấy cửu văn ăn cửu sách là mắc lỗi 8
    • Đánh cửu vạn đi là mắc lỗi 9
Cách đánh bài Chắn chuẩn cho tân thủ
Luật đánh Chắn với những quân đã bỏ không ăn

Chú ý: Người chơi có thể lấy cửu văn/ sách để ăn chắn – nghĩa là được bỏ cạ ăn chắn.

Ràng buộc với quân đã đánh

Luật đánh Chắn ràng buộc với những quân đã đánh được quy định cụ thể như sau:

  • Đánh cạ ăn cạ: Trường hợp người chơi đánh cả cạ 2 quân đi thì không thể ăn cạ nào nữa. Ví dụ như bạn đã đánh cạ [cửu vạn, văn], sau lại ăn cạ [tam văn, tam sách]
  • Xé cạ ăn cạ: Người chơi không thể dùng quân hàng đã đánh để ăn cạ. Ví dụ như bạn đã đánh cửu vạn, sau lại lấy cửu văn ăn cửu sách.
  • Người chơi ăn lá bài của người chơi đã đánh đi trước đó.
  • Người chơi đánh đôi chắn đi. Ví dụ như người chơi đánh cửu vạn, sau đánh thêm 1 quân cửu vạn nữa

Ràng buộc với quân đã ăn

Luật đánh Chắn ràng buộc với những quân đã ăn được quy định cụ thể như sau:

  • Bạn đánh đúng quân đã ăn trước đó.
  • Bạn ăn cạ xong lại ăn chắn cùng hàng. Ví dụ, người chơi lấy cửu văn ăn cửu vạn sau đó lại ăn chắn cửu (bất kỳ cửu gì).
  • Bạn vẫn đánh cạ khi đã ăn được cạ. Ví dụ, bạn đã đánh tam văn, tam sách đi (đánh cạ) rồi lại lấy cửu vạn ăn cửu sách (ăn cạ).
  • Bạn ăn cạ đánh con cùng hàng, ví dụ: người chơi đã lấy cửu vạn, ăn cửu văn, sau lại đánh cửu sách đi.

Các dạng cước sắc

Trường hợp người chơi nào đó ù mà có thêm điểm đặc biệt (gọi là cước) thì theo như luật đánh Chắn, người chơi sẽ thắng thêm tiền. Ví dụ dễ hiểu là bài có toàn quân màu đen thì gọi là cước Bạch Định. Dưới đây là một số cước sắc phổ biến trong trò Chắn bí tứ:

  • Xuông: Ván ù không có cước thì được gọi là ù xuông.
  • Thông: Người chơi ù ở ván trước hoặc ván trước treo tranh, ván sau cũng ù thì chính là cước thông.
  • Chì: Nghĩa là bài ù quân nằm ở cửa chì.
  • Thiên ù: Người chơi ù và nắm giữ cái tròn (nghĩa là vừa chẵn 20 quân)
  • Địa ù: Nghĩa là bài ù khi chưa qua cửa chì.
  • Trường hợp trong ván người chơi đã chíu 2 lần thì lúc ù được hô “2 chíu”
  • Chíu ù: Nếu bài còn mà người chơi ù thì gọi là chíu ù. Thông thường, người chơi chỉ được ù quân bốc từ nọc lên. Riêng với chíu ù, người chơi có thể ù quân người chơi khác đánh hay trả cửa.
  • Ù bòn: Là khi người chơi bốc được lá bài có thể ăn bòn mà may mắn ù luôn ván bài tròn.
  • Thiên khai: Khi người chơi có được 4 lá bài giống nhau
  • Bạch thủ: Người chơi sở hữu 6 chắn và 4 cạ.
  • Thập thành: Người chơi có bài ù có 10 chắn
  • Bạch định: Người chơi có bài ù toàn quân đen
  • Tám đỏ: Nghĩa là khi bài ù của người chơi có 8 quân đỏ
  • Kính tứ chi: Nghĩa là khi bài ù của người chơi có 4 quân chi là đỏ
  • Lèo: Bài ù của người chơi có cửu vạn, bát sách, chi chi thì gọi là lèo. (Một người có thể có tối đa 4 lèo).
  • Tôm: Bài ù của người chơi có tam vạn, tam sách, thất văn thì là có tôm.
Chia bài
Các dạng cước sắc trong luật đánh Chắn

Xướng khi bài ù

Xướng nghĩa là khi bài ù và người chơi gọi tên cước đang có. Nếu xướng sai tên cước, bạn phải đền tiền. Nếu xướng thiếu, bạn chỉ được ăn phần tiền tương ứng với những cước đã gọi. Các cước cần được xướng theo thứ tự như sau:

  • Hô thông, chì trước tiên
  • Dù ù kiểu nào thì cũng chỉ hô một tiếng ù.
  • Bạn cần phải nói rõ ù gồm những gì? Ví dụ tôm, lèo, chíu, thiên khai và ăn bòn thì hô sau cùng.
  • Tuy nhiên, thông thường làng sẽ không bắt lỗi hô không theo thứ tự. Điều này khác với trò tổ tôm, các cụ yêu cầu hô phải đúng theo thứ tự, có vần, có điệu!

Hướng dẫn cách tính bài Chắn

Sau khi ván bài Chắn kết thúc, người chơi sẽ tiến hành tính bài chắn. Vậy cách tính bài theo luật đánh Chắn được quy định ra sao? phần bài dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề.

Cách tính điểm, dịch

Luật đánh Chắn quy định, số điểm và dịch được tính tương ứng với mỗi cước. Khi có bài ù, người chơi sẽ dựa vào các xướng đúng để quy ra điểm. Tích của tổng này so với tiền cược mỗi điểm sẽ là số tiền thua của mỗi người chơi ù trong ván đó. Cụ thể, điểm tổng được tính theo công thức:

  • 1 cước được xướng, điểm tổng = Điểm của cước đó
  • Người chơi xướng được nhiều cước, điểm tổng = Tổng số Dịch của các cước còn lại + Điểm cước có điểm lớn nhất.

Gà trong Chắn

Trong trò đánh Chắn, một số người chơi còn chọn chơi gà. Trường hợp này điểm tổng của bạn sẽ được tính bằng cách cộng thêm số gà * điểm của mỗi gà (thường tính 5 điểm). Những tổ hợp cước sau đây sẽ được tính gà:

  • Ù bòn bạch thủ chi/ù bòn bạch thủ
  • Kính tứ chi/Thập thành
  • Nếu chơi bạch định tôm đối với chơi gà hẹp/gà rộng là bạch đinh
  • “Tám đỏ lèo” (hẹp)/Tám đỏ (gà rộng)
  • Bạch thủ chi
  • Chì bạch thủ chi/chì bạch thủ

Ăn tiền, báo khi nào?

Khi ù, người chơi cần phải xuống bài cho làng kiểm tra. Nếu làng phát hiện một trong những lỗi sau đây thì người ù không nhận được tiền:

  • Ăn treo tranh
  • Trái vỉ
  • Chíu nhưng ăn thường
  • Bỏ ù

Người xưa có câu: “Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền”. Do đó, người chơi cần lưu ý các lỗi trên, tránh để mất tiền oan. Bên cạnh đó, người chơi cần tuân theo luật báo ù nghiêm túc. Một số lỗi thường gặp có thể kể đến như:

  • Chưa ù mà hô ù => lỗi ù láo
  • Ù nhưng bị phạm lỗi thì => ù báo
Chọn nọc, bốc cái
Hướng dẫn cách tính bài Chắn

Luật đánh Chắn quy định nếu người chơi mắc một trong 2 lỗi trên, họ sẽ bị phạt 8 đỏ 2 lèo. Nếu người chơi ù bạch thủ mà không hô sẽ bị đền làng.

Nếu làng phát hiện người chơi mắc các lỗi kể trên, người chơi này gọi là bị báo. Họ không được quyền đánh hay ù nữa. Ngoài ra, khi kết thúc ván, người này phải thay làng trả tiền thua cho người ù. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp một số trường hợp hy hữu như sau:

  • Người ù xướng sai => người báo không cần trả tiền. Số tiền mà người ù đọc sai được chia cho những người chơi không báo
  • Trường hợp có nhiều người báo trong 1 ván thì mỗi người đều mất tiền và người ù sẽ ăn hết.

Học chơi Chắn cần lưu ý những gì?

Khi bạn chơi Chắn trực tuyến, luật đánh Chắn online được quy định như sau:

  • Trong khoảng thời gian 30s, bạn có thể thực hiện các thao tác như: Ăn, Đánh, Bốc, Nhường dưới, Chiếu.
  • Khi đã hết thời gian mà người chơi vẫn không đánh, hệ thống sẽ tự động Bốc hoặc nhường dưới.
  • Nếu bạn thoát ván đột ngột thì sẽ bị phạt 20 lần cược.
  • Chủ bàn thoát game đột ngột thì quyền chủ bàn được trao cho người tiếp theo.

Cách đánh Chắn bịp được chia sẻ từ Cao Thủ

Bên cạnh cách học chơi Chắn cơ bản, người chơi còn cần nắm rõ những chiến thuật đánh Chắn để trở thành cao thủ. Dưới dây là một số cách đánh Chắn bịp hay được nhiều cao thủ áp dụng.

Sử dụng chiến thuật linh hoạt

Việc xây dựng cho mình một chiến thuật riêng sẽ giúp người chơi “tùy cơ ứng biến” và làm chủ ván bài. Tuy nhiên, muốn xây dựng lối chơi riêng là điều không đơn giản. Bạn cần trải nghiệm và chơi thật nhiều. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Xóc lắc các quân bài

Một trong những thủ thuật bịp phổ biến nhất hiện nay đó là Xóc lắc các quân bài. Thủ thuật này vô cùng đa dạng, trong đó có khoảng 3 đến 4 loại được cao thủ thường áp dụng tung hoành sới bạc.

Cách xóc lắc bài có thể giúp người chơi xếp các lá bài theo thứ tự như mình muốn. Tuy vậy, cách này yêu cầu người chơi phải khéo léo và nhanh nhẹn. Nếu không, bạn sẽ bị đối thủ phát hiện nhanh chóng.

Giấu nhẹ quân bài

Giấu nhẹ quân bài được hiểu là người chơi sắp xếp sao cho một số lá bài ở dưới cùng. Khi chia bài đến lượt mình, bạn cần nhanh tay tráo những lá bài này. Thủ thuật này khá phổ biến và an toàn nếu người chơi biết cách thực hiện nó một cách khéo léo.

Chia chuyền

Cách chia chuyền được thực hiện như sau: người chơi chia bài từ lá thứ 2 chứ không phải lá đầu tiên như thông thường. Cách này cũng tương tự như kỹ thuật lấy bài. Tuy vậy, chia chuyền đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn, nếu còn non tay sẽ dễ bị lộ.

Chắn, cạ, ba đầu, què
Cách đánh Chắn bịp được chia sẻ từ Cao Thủ

Xào y

Xào Y cũng là một trong những trò bịp phổ biến trong cách đánh Chắn bịp. Hiểu đơn giản, Xào y nghĩa là dù bài có bị đảo lộn thì những quân quan trọng vẫn giữ nguyên vị trí. Cách này giúp người chơi có được những quân bài mình muốn.

Học cách đánh Chắn bịp với công cụ hỗ trợ

Máy đánh chắn bịp: Thiết bị này bên ngoài cũng giống như những chiếc điện thoại thông thường. Do đó nó có thể qua mặt người chơi khác một cách dễ dàng. Những ưu điểm của máy đánh chắn bịp có thể kể đến như sau:

  • Ngụy trang vô cùng hiệu quả, khó bị phát hiện.
  • Hoạt động rất tốt, báo bài nhanh, chính xác.
  • Pin trâu, thời gian sử dụng lâu giúp người chơi dễ dàng cày cuốc trong thời gian dài.

Kính áp tròng

Kính áp tròng là một trong những thủ thuật tinh vi, khó phát hiện. Bộ bài đi kèm với kính áp tròng được sản xuất đặc biệt. Thoạt tiên, nó có vẻ ngoài giống với những bộ bài bình thường khác. Nhưng nhìn kỹ, bộ bài này được in bằng “mực tàng hình”, người nào đeo kính áp tròng mới có thể nhìn thấy được. Nhờ vào đó, người chơi dễ dàng nắm bài đối thủ và thực hiện các nước đi phù hợp.

Đánh bài
Kính áp tròng trong đánh Chắn bịp

Sử dụng bài Chắn mẫu tử

Chắn mẫu tử được hiểu là loại bài chắn sản suất lỗi. Nhìn sơ qua rất khó để phát hiện điểm bất thường. Ngoài ra, bài Chắn mẫu tử còn được đánh dấu ký hiệu đặc biệt. Khi người chơi dùng tay miết vào vị trí đầu hoặc giữa quân bài mới thấy được sự khác biệt.

Bài chắn thửa

Bộ bài Chắn thửa có thiết kế giống đến 99% những bộ bài Chắn bình thường khác. Điểm khác biệt duy nhất nằm ở sau lưng mỗi lá bài, chúng có kí hiệu riêng. Nhờ ký hiệu này, người chơi có thể nhận biết được đó là cây bài gì. Kĩ thuật in sau lưng mỗi lá bài được thiết kế rất tinh xảo và khó phát hiện.

Hiện nay, có 3 loại bài Chắn thửa thông dụng là Chắn trắng, Chắn xanh caro và Chắn đó caro. Khi mua, bạn sẽ được người bán hướng dẫn cách sử dụng bài từ A-Z. Khi đánh Chắn với bài Chắn Thửa, người chơi sẽ nắm chắc phần thắng trong tay mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào vận may rủi.

Trên đây là tất tần tật thông tin về cách chơi và luật đánh Chắn. Với bài viết này, bạn sẽ biết cách chơi Chắn đầy đủ nhất. Chúc các bạn sẽ có những giây phút đáng nhớ với trò chơi này!

#Bài viết liên quan
Thông báo